Kinh nghiệm lái và mua xe cho những người mới biết lái

Kinh nghiệm lái xe và mua xe cho những người vừa biết lái để chọn được mẫu xe phù hợp và học hỏi thêm những kinh nghiệm hữu ích khi tham gia giao thông.

LIÊN HỆ LÁI THỬ – MUA TRẢ GÓP – ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Các kinh nghiệm mua và lái xe lần đầu không chỉ giúp bạn lái xe an toàn, tiết kiệm mà còn giúp bạn vận hành xe dễ dàng và xử lý chính xác khi trong nhiều tình huống, nhất là đối với những bác tài mới chưa có nhiều kinh nghiệm mua bán và lái xe.

1. Kinh nghiệm mua xe lần đầu

Mua xe cỡ nhỏ (hạng A và hạng B)

Khi mua xe lần đầu, tài xế nên chọn các mẫu xe hạng A hoặc hạng B. Đây là các chiếc xe có dung tích động cơ từ 1.0L – 1.4L với ưu thế là dễ dàng sửa chữa, tiết kiệm nhiên liệu, dễ dàng kiểm soát. Ngoài ra, các mẫu xe này cũng có bán kính vòng quay nhỏ, điều này giúp tài xế dễ dàng xoay chuyển trong thành phố.

Các mẫu xe có bán kính vòng xe nhỏ giúp quay đầu dễ dàng trong thành phố.

Các mẫu xe hạng A, B có bán kính vòng quay nhỏ giúp tài xế dễ dàng xoay sở trong thành phố.

Người mua xe lần đầu có thể lựa chọn các mẫu xe sau đây: Mitsubishi Attrage (hạng A), Kia Morning (hạng A), VinFast Fadil (hạng A), Hyundai Grand i10 (hạng A), Hyundai Accent (hạng B), Toyota Vios (hạng B), Honda City (hạng B),…

Kinh nghiệm cho những người mua xe lần đầu là không nên mua các mẫu xe cỡ lớn có dung tích, công suất cao và những chiếc xe sang trọng. Vì những chiếc xe này có sức mạnh lớn, khả năng tăng tốc nhanh, công nghệ hỗ trợ lái dễ tạo tâm lý chủ quan cho tài xe. Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm đối với những tài xế “còn non” kinh nghiệm.

Mua bảo hiểm vật chất

Khi tham gia giao thông khó tránh khỏi việc va quyệt, lúc này gói bảo hiểm vật chất sẽ là giải pháp “cứu cánh” giúp tài xế tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ. Đây là gói bảo hiểm không bắt buộc nhưng rất cần thiết khi xảy ra các tình huống như mất cắp, va chạm và các sự cố ngoài ý muốn. Tuy nhiên, tùy theo chính sách các hãng bảo hiểm, người mua có thể thấy sự khác biệt về quyền lợi, mức giá,…

2. Kinh nghiệm lái xe cho người mới

Ngồi đúng tư thế và làm quen các thao tác

Điều đơn giản nhưng vô cùng quan trọng là ngồi đúng tư thế. Ngồi đúng tư thế không chỉ giúp bạn có tầm nhìn và khả năng kiểm soát, thao tác dễ dàng mà còn giúp bạn tự tin và xử lý tốt các tình huống khẩn cấp.

Sau khi ngồi đúng, hãy tập làm quen với các vị trí trên xe. Những chiếc xe mới đòi hỏi tài xế phải làm quen để có thể thành thạo điều khiển, đầu tiên hãy quen với các vị trí như phanh, cần số, phanh tay, chân côn, chân ga… Lúc này chưa chạy xe hẳn, hãy cố gắng nhớ các vị trí, mục đích và chức năng của chúng trước.

Ngồi đúng tư thế giúp tài xế có tầm nhìn tốt, tự tin và kiểm soát xe tốt nhất.

Sau đó điều chỉnh lại ghế lái, vô lăng, gương chiếu hậu sao cho bạn có tư thế ngồi lái thoải mái và góc quan sát tốt nhất, chú ý điều chỉnh gương chiếu hậu để hạn chế điểm mù thấp nhất.

Nhớ thắt dây an toàn trước khi di chuyển để luôn bảo đảm an toàn cho bạn và những hành khách trên xe.

Có thể bạn quan tâm: Bạn có chắc là mình ngồi đúng tư thế lái xe ô tô?

Đi từ từ, tránh thốc ga đột ngột

Kinh nghiệm lái ô tô mới và cách lái xe an toàn cho tài mới a8

Lái xe mới từ từ tránh thốc ga đột ngột.

Mới lái xe nên lái từ từ, chắc chắn và tránh thốc ga đột ngột. Vì trong khoảng khoảng 500 – 1.000 km đầu tiên, việc đạp thốc ga sẽ khiến động cơ bị “sốc” gây tổn hại về sau cho xe. Việc thay đổi vòng tua, thay đổi tốc độ quá đột ngột sẽ khiến nhiều chi tiết trên xe bị tổn hại. Theo những người có kinh nghiệm về ô tô, sau khi khởi động xe, bạn nên cho máy nổ để động cơ được làm nóng, các chi tiết mát được bôi trơn và sau khoảng 3-5 phút hãy vào số và di chuyển.

Nhìn gương

Khi lái xe chúng ta thường quên không quan sát qua gương chiếu hậu và hai bên. Đây là cách giúp bạn quan sát được các tình huống giao thông xung quanh và phía sau xe. Do vậy, có thể tránh được các tình huống như tạt đầu, cọ thành xe vào ven đường, chèn vạch,…

Kỹ năng lùi xe bằng cách nhìn qua gương cũng giúp tài mới đậu xe một cách an toàn, không nên thò đầu qua cửa hoặc quay đầu lại để lùi xe.

Giữ đúng khoảng cách an toàn

Đối với các tài xế mới còn ít kinh nghiệm thì việc di chuyển xe với tốc độ vừa phải là điều tối quan trọng. Để di chuyển một cách an toàn, bạn nên chạy xe với tốc độ thấp hơn khoảng 10-15km/h so với tốc độ tối đa được di chuyển trên đường. Do là tài mới nên khả năng phản ứng và xử lý tình huống còn hạn chế , vì vậy việc chạy với tốc độ thấp sẽ giúp bạn an toàn hơn so với việc lái xe ở tốc độ cao.

Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi như đường trơn, mưa lớn, sương mù… thì tài xế nên giảm tốc độ xuống ít nhất một nửa để kiểm soát xe tốt hơn.

Tốc độ trung bình (Km/h) Khoảng cách an toàn (m)
60 35
80 55
100 70
120 100

Chú ý các hiệu lệnh giao thông

Học đặc điểm, ý nghĩa các hiệu lệnh giao thông giúp tài xế phán đoán tình huống giao thông một cách nhanh chóng, điều khiển xe một cách dễ dàng và cũng tránh được việc bị xử phạt.

Nắm được đặc điểm, ý nghĩa các loại biển báo giao thông giúp tài xế nắm được tình hình giao thông tốt hơn.

Nắm được đặc điểm, ý nghĩa các loại biển báo giao thông giúp tài xế kiểm soát tình hình giao thông tốt hơn.

Các hiệu lệnh của CSGT, đèn tín hiệu, các biển cấm, vạch kẻ đường… đây đều là các hiệu lệnh bắt buộc tài xế phải nhớ và học thuộc.

Các bài viết về luật giao thông đối với xe hơi mà bạn có thể tham khảo: 

  • Đặc điểm và ý nghĩa hệ thống các loại biển báo giao thông đường bộ
  • Ý nghĩa các loại biển báo chỉ dẫn giao thông đường bộ

Quay đầu xe

Quay đầu xe là kỹ năng khá cơ bản nhưng lại không hề dễ dàng, nhất là đối với những người mới biết lái. Các tài mới nên bình tĩnh quay đầu, tránh việc vội vã quay đầu khi bị thúc giục. Chú chỉ quay đầu ở những nơi không có biển cấm và được phép quay đầu, khi quay đầu cần bật xi-nhan sớm, đánh lái từ từ và quan sát qua gương chiếu hậu.

Ở những đoạn đường phải quay đầu giữa đường, tài xế nên tìm vị trí ít ảnh hưởng đến giao thông và bật xi-nhan để thông báo ý định cho các tài xế khác biết.

Nhiều khi sự bình tĩnh còn quan trọng hơn kỹ năng, đặc biệt là các tài mới khó giữ được bình tĩnh khi phải đối mặt với áp lực từ các phương tiện khác.

(Nguồn ảnh: Internet)

 

Vụ va chạm giữa chiếc Hyundai Kona và Rolls-Royce Ghost.

 “Biệt thự di động” Rolls-Royce Ghost bị móp và xước khá nghiêm trọng trong vụ va chạm với Hyundai Kona

May mắn những người liên quan đến vụ va chạm đều an toàn, song thiệt hại về tài sản là khá lớn. Theo ước tính từ cộng đồng mạng, chi phí sửa chữa chiếc Rolls-Royce Ghost phải lên đến hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng.

Từ vụ việc trên có thể thấy, việc trang bị kỹ năng lái xe khi di chuyển qua ngã tư là rất quan trọng đối với người điều khiển ô tô cũng như các phương tiện giao thông. Dưới đây là một số kỹ năng lái xe an toàn qua ngã tư được các bác tài có kinh nghiệm lái xe lâu năm chia sẻ, giúp bạn có thể tự tin hơn khi điều khiển phương tiện bốn bánh trên đường.

Chủ động giảm tốc độ

Ngay cả khi đèn xanh hoặc có biển báo được phép rẽ thì người điều khiển phương tiện giao thông vẫn nên giảm tốc độ, quan sát các bên khi đi đến ngã tư. Trường hợp trước đó dừng đèn đỏ, bạn cũng nên tăng tốc một cách nhẹ nhàng và di chuyển từ từ để xử lý tốt những tình huống có thể phát sinh.

Với những điểm giao lộ bị khuất tầm nhìn, hãy giảm tốc độ đến mức có thể đảm bảo kịp phản ứng nếu xuất hiện xe chạy cắt ngang từ bên trái hoặc bên phải. Tuyệt đối không di chuyển qua giao lộ khi chưa quan sát rõ hai hướng ở đường cắt ngang.

Tập trung quan sát

Có không ít trường hợp xe di chuyển ở hướng đi ngược lại chuẩn bị qua giao lộ hoặc đi cùng chiều nhưng quên không bật bật xi-nhan hoặc bật rất muộn hoặc bật bên này nhưng lại rẽ bên kia… Do đó, bạn cần tăng cường sự tập trung để có thể đưa ra phán đoán kịp thời thông qua những hành vi của người xung quanh như: ánh mắt, cử chỉ của đầu hoặc qua bánh trước của xe… để chuẩn bị tinh thần phanh gấp bất kỳ lúc nào.

Chú ý để không rơi vào tình huống cắt đầu một xe khác khi rẽ trái hoặc quay đầu. Bởi, có thể xe bị cắt đầu sẽ phanh kịp và nhường bạn nhưng chưa chắc các phương tiện di chuyển ngay phía sau có thể quan sát và phản ứng kịp do bị khuất tầm nhìn bởi chiếc xe mà bạn cắt đầu. Lúc này, bạn đang tự đưa mình và những người điều khiển phương tiện xung quanh vào tình huống vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, hãy tập trung quan sát các hướng khi rẽ hoặc quay đầu xe.

Kỹ năng lái xe an toàn khi di chuyển qua ngã tư.

Kỹ năng lái xe an toàn khi di chuyển qua ngã tư

Nhường đường cho các xe đi thẳng hoặc đã vào giao lộ trước

Kim chỉ nam khi qua ngã tư hay xảy ra xung đột là chủ động và luôn nhường nhịn. Nếu có xe khác tới giao lộ cùng lúc với bạn, hãy tuân theo quy tắc:

  • Thứ nhất, các phương tiện rẽ trái luôn nhường đường cho các phương tiện đi tới từ bên phải hoặc đi thẳng.
  • Thứ hai, lần lượt theo trình tự, các xe đến ngã tư và dừng trước luôn được ưu tiên so với xe đến và dừng sau.

Tại Việt Nam, nháy pha chủ yếu có nghĩa là xin qua đường, xe nào nháy là muốn qua trước. Tuy nhiên đôi khi cũng có trường hợp tài xế không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu và cả 2 xe cùng nháy rồi lao tới nút giao thông. Để giải quyết trường hợp này bạn cần xác định xe nào gần điểm nút hơn để tránh. Khi di chuyển trên đường tài xế cần đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu, không vì một chút nhanh, chậm mà dẫn đến những va chạm đáng tiếc.

Phanh/ giảm tốc theo xe phía trước hoặc bên cạnh

Trường hợp di chuyển phía sau hoặc song song với một phương tiện khiến tầm nhìn bị che khuất tại giao lộ, bạn hãy quan sát nếu xe đó phanh/giảm tốc độ thì nên cân nhắc và sẵn sàng chủ động phanh/giảm tốc theo. Bởi, có thể người điều khiển chiếc xe đó đã quan sát thấy trước một mối nguy hiểm đang tới nên có hướng xử lý.

Việc phanh/ giảm tốc theo xe phía trước hoặc bên cạnh thường được giới tài xế gọi là phanh “nhại” là một trong những thao tác rất hữu ích, giúp bạn tránh những rủi ro va chạm, tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Chú ý điểm mù

Ngay cả khi rẽ phải và đã xi-nhan từ trước, bạn vẫn nên chú ý đến các điểm mù. Bởi, nếu chỉ liếc nhìn gương chiếu hậu, rất có thể bạn sẽ không thấy các phương tiện khác đang di chuyển ngay bên cạnh thông qua gương. Trong khi có nhiều trường hợp, đặc biệt là xe hai bánh đi bên cạnh nhưng không để ý đến đèn tín hiệu của ô tô hoặc có thấy nhưng không kịp tránh, từ đó dẫn đến các tình huống va chạm tại ngã tư.

Người điều khiển phương tiện giao thông có thể bị trừ hết 12 điểm giấy phép lái xe nếu có các hành vi như: trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn mức cao, sử dụng ma túy, đua xe, lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ trên 35 km/h,…

LIÊN HỆ LÁI THỬ – MUA TRẢ GÓP – ƯU ĐÃI

sd

Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe để hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua.

Những hành vi nào có thể bị trừ hết 12 điểm giấy phép lái xe? 1

Những hành vi nào sẽ bị trừ hết 12 điểm giấy phép lái xe?

Tại dự thảo, có 189 hành vi bị trừ điểm giấy phép lái xe tương ứng với mức trừ từ 2 đến 12 điểm. Mức trừ 12 điểm sẽ áp dụng cho 28 hành vi thuộc lỗi có tính chất cố ý, gây nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Cụ thể:

  • Những hành vi bị trừ 12 điểm gồm: Người điều khiển phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở; dương tính với ma túy; chở hàng quá tải 150% trọng tải cho phép; đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng; lái ôtô quá tốc độ trên 35 km/h; điều khiển vô lăng bằng chân,…
  • Lỗi bị trừ 10 điểm gồm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở.
  • Lỗi bị trừ 6 điểm gồm: Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, hướng dẫn của người điều khiển hoặc người kiểm soát giao thông; đi ngược chiều trên cao tốc; lùi xe trên cao tốc; gây tai nạn không dừng lại, không tham gia cấp cứu người bị nạn, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền,…
  • Lỗi bị trừ 3 điểm gồm: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, không có tín hiệu cảnh báo khi dừng đỗ xe… để gây tai nạn.
  • Lỗi bị trừ 2 điểm gồm: Điều khiển xe liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông nhưng không dừng lại, không tham gia cấp cứu người bị nạn, không giữ nguyên hiện trường; kéo, đẩy xe khác…

Trừ điểm giấy phép lái xe không được coi là hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Người vi phạm bị trừ điểm giấy phép lái xe không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đó.

Các dữ liệu về điểm, trừ điểm và phục hồi điểm giấy phép lái xe sẽ được lưu trĩ tại hệ thống cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính. Việc trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe được thực hiện hoàn toàn tự động và được kết nối với VNeID, Cổng dịch vụ công quốc gia để người vi phạm nhận được thông báo về các hành vi vi phạm bị trừ điểm.

Đối với giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm, người điều khiển phương tiện vẫn tiếp tục tham gia giao thông. Giấy phép lái xe được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng tính từ ngày bị trừ điểm gần nhất. Nếu giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe không được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo loại giấy phép lái xe đó.

Sau 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, tài xế phải kiểm tra lại kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, do cảnh sát giao thông tổ chức. Đạt kết quả yêu cầu mới được phục hồi 12 điểm.

Xem thêm: Loạt xe mới hẹn lịch ra mắt tháng 8: Ô tô Trung Quốc chiếm phần lớn, có cả xe xăng và hybrid

Nguồn ảnh: Internet

Đọc tiếp

Những loại giấy tờ cần thiết bắt buộc tài xế phải mang theo kể từ 1/7 1

Những loại giấy tờ cần thiết bắt buộc tài xế phải mang theo kể từ 1/7.

Theo nội dung Thông tư 28/2024/TT-BCA do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành ngày 29/6/2024 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông và Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tiến hành kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, bao gồm:

1. Giấy phép lái xe.

2. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng, chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

3. Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực giấy đăng ký xe kèm bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký xe).

4. Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định).

5. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

6. Giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định.

Nếu thông tin trên những loại giấy tờ trên đã được tích hợp hoặc cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), trong cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì lực lượng CSGT thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu.

Xem thêm: Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước từ 1/8

Việc kiểm tra thông tin của giấy tờ trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó.

Thông tư 28/2024/TT-BCA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Đồng nghĩa, kể từ 01/01/2024, người điều khiển phương tiện giao thông phải mang 06 loại giấy tờ trên hoặc tích hợp chúng trong tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý, căn cước điện tử để xuất trình lực lượng CSGT kiểm tra trong những trường hợp cần thiết.

Nguồn ảnh: Internet

Từ 1/7, người dân được xuất trình giấy phép lái xe thông qua ứng dụng VNeID

Kinh nghiệm lái xe | 01/07/2024

Bắt đầu từ hôm nay, ngày 1/7, người dân có thể xuất trình giấy phép lái xe thông qua ứng dụng VNeID khi cảnh sát giao thông kiểm tra.

LIÊN HỆ LÁI THỬ – MUA TRẢ GÓP – ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Thông tư 28/2024/TT-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 29/6, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT và Thông tư số 24 quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới có nhiều thay đổi đáng chú ý, nổi bật trong đó là bổ sung thêm quy định về việc kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện tham gia giao thông. Thông tư 28/2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7.

Cụ thể, ngoài hình thức bản giấy thì các loại giấy tờ bao gồm: Giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực giấy đăng ký xe kèm bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới…, khi được tích hợp vào VNeID, người dân có thể xuất trình thông qua ứng dụng VNeID.

Từ 1/7, người dân được sử dụng giấy phép lái xe thông qua ứng dụng VNeID 1

Từ 1/7, người dân được xuất trình giấy phép lái xe thông qua ứng dụng VNeID.

“Việc kiểm tra thông tin của giấy tờ trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên VNeID, cơ sở dữ liệu có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó “, Thông tư 28/2024 do Bộ Công an nêu rõ.

Nếu người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện xuất trình bản giấy các giấy tờ thì CSGT sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu trực tiếp các giấy tờ đó và thực hiện tra cứu thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính, cơ sở dữ liệu khác.

CSGT sẽ tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử nếu đối tượng thuộc trường hợp phải tạm giữ giấy tờ, đồng thời CSGT cập nhật thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ ứng dụng VNeID, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý để người vi phạm và chủ phương tiện biết.

Xem thêm: Honda, Mazda, Suzuki thoát án gian lận thử nghiệm an toàn, Toyota vẫn bị điều tra

Các trường hợp tạm giữ giấy tờ trên ứng dụng VNeID, người có thẩm quyền sẽ thực hiện thực hiện đồng bộ thông tin với ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý để gỡ bỏ thông tin về việc tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy trước đó khi làm thủ tục trả lại giấy tờ cho người bị xử phạt.

Nếu lái xe bị tạm giữ giấy phép trên ứng dụng VNeID thì không được sử dụng bản cứng để tiếp tục tham gia giao thông. Khi bị tước giấy phép lái xe bản cứng, CSGT sẽ nhập dữ liệu trên hệ thống do đó có thể tra cứu dữ liệu xem giấy phép đã bị tước trong thời gian bao lâu.

Ngoài quy định về việc sử dụng sử dụng giấy phép lái xe qua VNeID, Thông tư 28/2024 của Bộ Công an cũng quy định CSGT phải trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện việc kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ trở lên, phương tiện giao thông chở người có kích thước tương đương với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ trở lên.

Nguồn ảnh: Internet

Những điểm mới về việc học, thi và sử dụng giấy phép lái xe áp dụng từ 1/6/2024

Việc học, thi và sử dụng giấy phép lái xe ô tô sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ 1/6/2024. Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý:

Những điểm mới về việc học, thi và sử dụng giấy phép lái xe áp dụng từ 1/6/2024 1

Những điểm mới về việc học, thi và sử dụng giấy phép lái xe áp dụng từ 1/6/2024.

6 cách thoát hiểm khi bị mắc kẹt trên ô tô – Kỹ năng cần thiết cho mọi trẻ nhỏ

Những vụ trẻ em tử vong do mắc kẹt trên xe ô tô xảy ra trong thời gian gần đây cho thấy việc trang bị kỹ năng thoát hiểm là điều cần thiết. 6 cách dưới đây sẽ giúp trẻ nhỏ gọi trợ giúp và tự cứu mình nếu không may bị bỏ quên trên xe.

Khi ô tô tắt máy và nằm phơi mình ở ngoài trời, nhiệt độ bên trong sẽ tăng tăng lên do cửa kính xe hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Trẻ nhỏ mắc kẹt lâu trong xe dễ gặp phải hiện tượng say nắng, chóng mặt, ngạt thở,… Nhiều trường hợp trẻ tử vong khi bị mắc kẹt hoặc bị bỏ quên trên ô tô.

Do đó, đây là mối nguy hiểm đáng báo động. Những vụ việc không may xảy ra trong thời gian gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh các bậc cha mẹ, thầy cô cần hết sức trông coi con em mình, đồng thời cần phải trang bị cho các con kỹ năng gọi trợ giúp, tự cứu mình khi rơi vào tình huống này.

Xem thêm: Những lý do nên mua và không nên mua xe điện VinFast VF 3

Cần dạy trẻ thật bình tĩnh khi phát hiện mình bị bỏ lại một mình trên xe ô tô. Việc sợ hãi, gào khóc, vùng vẫy sẽ khiến nhịp tim tăng lên, mồ hôi toát ra nhiều hơn làm trẻ nhanh mất sức, đuối lịm và không thể làm được gì. Hãy truyền cho trẻ sự bản lĩnh, gạt đi nỗi sợ hãi và áp dụng những kỹ năng sau đây để có thể tìm ra cơ hội thoát hiểm một cách nhanh nhất:

Cách gọi trợ giúp khi bị mắc kẹt trên ô tô - Kỹ năng cần thiết cho mọi trẻ nhỏ 1

Cách gọi trợ giúp khi bị mắc kẹt trên ô tô – Kỹ năng cần thiết cho mọi trẻ nhỏ.

Nếu chủ ô tô cho người không đủ điều kiện sử dụng phương tiện mượn xe dẫn đến các lỗi vi phạm hoặc gây tai nạn, sẽ phải chịu mức phạt hành chính tới hàng chục triệu đồng, thậm chí bị phạt hình sự đối với lỗi đặc biệt nghiệm trọng.

Văn hóa mượn xe tại Việt Nam từ lâu đã trở nên rất phổ biến. Nhiều người lầm tưởng trong trường hợp người mượn xe vi phạm giao thông hay gây tai nạn thì trách nhiệm thuộc về người điều khiển phương tiện, chủ xe không sẽ không bị liên đới. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chủ xe phải chịu trách nhiệm và chịu phạt hành chính khi người mượn xe phạm lỗi trong quá trình sử dụng phương tiện tham gia giao thông.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô nếu giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông về độ tuổi, sức khỏe, giấy phép lái xe,…sẽ phải chịu mức phạt hành chính như sau:

  • Từ 4-6 triệu đồng đối với chủ xe là cá nhân
  • Từ 8-12 triệu đồng đối với chủ xe tổ chức

Xe cho mượn phạm lỗi, chủ xe có thể bị phạt hành chính tới 30 triệu đồng, thậm chí liên quan đến trách nhiệm hình sự

Xe cho mượn phạm lỗi, chủ xe có thể bị phạt hành chính tới 30 triệu đồng, thậm chí liên quan đến trách nhiệm hình sự. Ảnh: Internet

Trường hợp người mượn xe không đủ điều kiện tham gia giao thông nếu gây tai nạn phải xử lý hình sự, chủ xe cũng sẽ bị liên đới. Cụ thể, phải chịu mức phạt hành chính từ 3-30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-3 năm, theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự.

Thậm chí, bị phạt tù lên tới 12 năm nếu hành vi gây tai nạn để lại hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp chủ xe cho mượn, giao xe cho người đủ điều kiện tham gia giao thông mà người này vi phạm giao thông, chủ phương tiện sẽ không bị xử phạt hành chính. Song, nếu chiếc xe vi phạm bị tạm giữ thì cả chủ sở hữu và người vi phạm đều phải đến cơ quan chức năng để thực hiện các thủ tục giải quyết. Cá biệt hơn, chiếc xe bị tạm giữ để phục vụ quá trình điều tra thì phải khi mọi thủ tục tố tụng được giải quyết, nếu phương tiện không liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì chủ xe mới được nhận lại tài sản.

Do đó, kinh nghiệm lái xe từ các bác tài cho biết, dù cả nể tới đâu cũng cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi giao chiếc ô tô của mình cho người khác điều khiển. Bởi, đây là một tài sản không hề nhỏ, đồng thời cũng là nguồn cơn gây ra những nguy hiểm cao độ nếu xảy ra va chạm hoặc tai nạn trong quá trình sử dụng.